Lắc tài xỉu trực tiếp Nền tảng đáng tin cậy

Phát động Đợt thi đua đặc biệt Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình (1604 – 2024); 75 năm ngày Quảng Bình quật khởi (15/7/1949 – 15/7/2024) và 35 năm ngày tái lập tỉnh (01/7/1989 – 01/7/2024)

1. Chủ đề thi đua: “Phát huy truyền thống quê hương “Hai giỏi”, quyết tâm thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình (1604 – 2024); 75 năm ngày Quảng Bình quật khởi (15/7/1949 – 15/7/2024) và 35 năm ngày tái lập tỉnh (01/7/1989 – 01/7/2024)“.
2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 7/2023 đến tháng 12/2024
3. Nội dung thi đua
Tiếp tục quán triệt, triển khai, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức, tư tưởng và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp, làm cho công tác thi đua thực sự trở thành ý thức tự giác, trách nhiệm và việc làm thường xuyên của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị, cá nhân; tạo thành cao trào hành động cách mạng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, cụ thể:
a) Thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế
Thi đua thực hiện phong trào “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Coi trọng hiệu quả đầu tư, ưu tiên những dự án quan trọng tạo sự đột phá và có sức lan tỏa lớn. Tiếp cận các nhà đầu tư có nguồn lực tài chính, kinh nghiệm đầu tư vào các địa bàn có tiềm năng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thi đua thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia”, phong trào“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào thi đua“Mỗi người dân Quảng Bình là một hướng dẫn viên/một đại sứ du lịch”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”. Thi đua thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính.
b) Thi đua thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về văn hoá – xã hội
Đẩy mạnh phong trào thi đua: “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế; xây dựng cơ ở y tế xanh, sạch, đẹp hướng tới sự hài lòng của người bệnh”; nâng cao chất lượng trong đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội; quyết tâm thực hiện có hiệu quả Chương trình về giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm giai đoạn 2021 – 2025 và phong trào thi đua “Vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”. Tiếp tục thực hiện phong trào“Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa – uống nước nhớ nguồn”. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Đổi mới nội dung, hình thức phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
c) Thi đua thực hiện tốt công tác quốc phòng – an ninh và đối ngoại
Tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, phong trào “Thi đua Quyết thắng”, phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, tích cực thực hiện các cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì Nhân dân phục vụ” với khẩu hiệu hành động cụ thể, thiết thực; phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; đảm bảo giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo; thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong Nhân dân, xây dựng địa bàn trong sạch, vững mạnh; làm tốt công tác đối ngoại.
d) Thi đua thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Thi đua trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên, xây dựng tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Tích cực triển khai Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng công tác cán bộ; tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thực hành tiết kiệm, lãng phí; thi đua thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hiện trách nhiệm nêu gương, phát huy ý chí tự lực tự cường, đổi mới sáng tạo, khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đưa Quảng Bình phát triển nhanh, bên vững” tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” các biểu hiện tiêu cực trong xã hội.

đ) Công tác cải cách hành chính
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước theo hướng tạo thuận lợi ở mức cao nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Đẩy mạnh thực hiện chính quyền điện tử, kết nối, chia sẻ thông tin trực tuyến giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong xử lý, giải quyết thủ tục hành chính; công khai toàn bộ thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử của tỉnh. Tăng cường phân cấp, phân quyền và nâng cao chất lượng điều hành của các cấp, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng tính công khai, minh bạch và tạo sự chuyển biến rõ rệt trong thực thi chức trách, nhiệm vụ, công vụ được giao của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan, đơn vị, địa phương.
e) Phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; các doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn tỉnh thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đăng ký, đề xuất thực hiện sáng kiến hoặc giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội thiết thực và giá trị làm lợi cho cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp; sáng tạo, đổi mới quy trình làm việc, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học – công nghệ trong công việc, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và chỉ tiêu kinh tế – xã hội của ngành, địa phương.
Việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua phải thường xuyên, liên tục, có đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, kịp thời phát hiện nhân tố mới, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm hay trong phong trào thi đua. Đề cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

1483KH(25.07.2023_15h27p59)_signed